Kỹ Năng Mềm

Kèm Cặp Kỹ Năng Mềm

Kỹ Năng Giao Tiếp

Trung Tâm Dạy Kỹ Năng Giao Tiếp

Kỹ Năng Giao Tiếp Thuyết Trình

Trung Tâm Dạy Kỹ Năng Giao Tiếp Thuyết Trình

Kỹ Năng Tư Duy Sáng Tạo

Trung Tâm Dạy Kỹ Năng Tư Duy Sáng Tạo

Kỹ Năng Quản Lý Và Tổ Chức Thời Gian

Trung Tâm Dạy Quản Lý Và Tổ Chức Thời Gian

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Cách Thức Cầm Micro Khi Nói Chuyện Trước Đám Đông

Một số bạn có thói quen thay vì cầm thân micro ngay đầu hoặc đuôi micro, có thể đây là phong cách hoặc cách làm bạn trở nên “chất” hơn trong mắt người khác nhưng khi hát hoặc thuyết trình thì cách thức cầm mirco khi nói chuyện như thế là một điều không nên chút nào.

  1. Khoảng cách từ micro đến miệng
  2. Khoảng cách “chuẩn” nhất khi bạn cầm micro có thể giúp bạn thoải mái và hát hay hơn là 2,5cm.
    Tuy nhiên, cũng tùy trường độ giọng nói mà ta có thể thay đổi khoảng cách này. Khi nói to để hạn chế tình trạng bị “hú” hoặc âm thanh quá ồ do lớn quá thì tốt nhất các bạn nên từ từ đưa micro ra xa miệng hay khi lên giọng để làm dịu âm thanh phát ra loa.
    Đối với những người có giọng nhẹ, trầm lắng thì bạn có thể để micro gần hơn để nghe rõ lời, nhưng chú ý đừng để cho micro chạm miệng, kiểu “nhai” micro như vậy sẽ rất nguy hiểm.
  3. Cách thức cầm micro khi nói chuyện sao cho đúng cách
Vì sao? Khi bạn bịt đầu mic sẽ gây tiếng “hú” bất thường bởi vì nó sẽ làm tăng feedback và hơn thế nữa nó sẽ làm cho giọng của bạn đi vào micro, bị um và biến dạng rất nhiều.
Khi bạn cầm thì cần tránh những hướng đầu hoặc đuôi mic vào các loa, các nguồn tạp âm người đang nói hay điện thoại.
Ví trí không thích hợp sẽ làm tan chảy giọng hát của bạn, nếu không cẩn thận nó còn gây ra những tiếng gầm hú gây mất cảm hứng của mọi người.
  1. Tư thế và cách di chuyển micro khi hát
Nếu micro để trên giá đỡ thì hãy cầm cả cây đỡ micro thay vì chỉ di chuyển mỗi micro.
Khi bạn cần nói nhỏ, cần làm ấm giọng ca của mình, bạn nên hơi ngã người về phía trước một chút; còn đối với đoạn cần nói rỗng rạc, hãy làm ngược lại, đổ người nhẹ về phía sau.
Không nên nhìn xuống micro quá nhiều, bạn nên thoải mái và dung ánh mắt của mình để giao lưu với mọi người.
Bởi khi cúi đầu xuống micro quá nhiều, âm thanh phát ra sẽ bị ứ lại ở cổ họng và nhanh chóng bị mất đi.
Việc cầm mic thoạt nhìn thì có vẻ khá đơn giản nhưng nó là cả một quá trình của nghệ thuật.
Cầm micro đúng cách rất có lợi cho giọng của bạn. Nó sẽ giúp bạn có giọng nói hay hơn và tự tin hơn khi ca hát.
Vì thế, hãy luyện tập để có được cách thức cầm micro khi nói chuyện hay thuyết trình, cách di chuyển và có vị trí micro hợp lý nhất.
Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Cuộc Sống Đúng Nghĩa
Trụ sở TP.HCM: 47 / 2 Bùi Đình Túy, Phường 24, Quận Bình Thạnh - TP.HCM
Văn phòng Hà Nội: Toà nhà Ladeco, 266 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
Email: tuvan@kynang.edu.vn
Hotline: 0912000291 - 0966988360 (Thanh Trúc)
Xem thêm:


Cách Thuyết Trình Thu Hút Và Thành Công

Thuyết trình là một phần trong công việc mà gần như ai cũng phải trải qua một lần trong đời. Ở trên giảng đường đại học, bạn có thể tạm “tránh” nó đi vì trong nhóm đã có bạn khác thích được tỏa sáng hơn. Tuy nhiên, khi ra trường và làm việc, dù bạn không thích tỏa sáng thì bạn vẫn phải thuyết trình và đó là việc bắt buộc bạn phải làm.

Làm sao để có 1 bài thuyết trình thu hút và ấn tượng? Để không nằm trong số những người thất bại khi thuyết trình bạn cần phải ghi nhớ những nguyên tắc sau đây:
Không dùng PowerPoint
Chắc chắn bạn không hề muốn bài thuyết trình của mình giống với bất kỳ bài thuyết trình khác. Kenvin Surace –CEO của Serious Energy từng chia sẻ kinh nghiệm: “ Mỗi năm tôi phải thực hiện hơn 50 bài thuyết trình về các sản phẩm xanh và sản phẩm bền vững, tôi thường sử dụng Keynote, phần mềm dùng cho Macbook kết hợp hình ảnh, video và các hiệu ứng rất đẹp”.
Hãy thử tìm hiểu một số công cụ hỗ trợ khác và suy nghĩ cách trình bày slide sáng tạo nhất. Tuy nhiên, bạn nên nhớ, slide và những công cụ khác chỉ để làm nổi bật nội dung, không nên che lấp những gì bạn cần nói bằng những hình ảnh, hiệu ứng đẹp nhưng vô nghĩa. Silde bắt mắt cũng là cách thuyết trình thu hút người nghe.


Đừng tự làm mình lu mờ
Bạn phải luôn nhơ rằng khán giả đến để lắng nghe bạn, vì vậy hãy mạnh dạn thể hiện mình là một chuyên gia thực sự. Nhiệm vụ của bạn là đem đến sự hào hứng chokhán giả. Khán giả ngồi lâu trong phòng chắc chắn sẽ bắt đầu thấy mệt mỏi và buồn ngủ, hãy mời mọi người tham gia vài trò chơi nho nhỏ để được tỉnh táo hơn. Bạn cũng cần tập luyện để có giọng nói truyền cảm, dễ thuyết phục người nghe. Hãy chủ động phá vỡ bức tường ngăn cách bạn với khán giả.
Không dùng bút laser
Nhiều người thường hay sử dụng bút laser để thu hút sự chú ý của khán giả vào các chi tiết trình chiếu trên slide. Tuy nhiên, chi tiết ấn tượng thật sự phải là chi tiết thu hút được người đọc ngay lần đầu tiên nhìn thấy. Nếu bạn cần cung cấp các số liệu thống kê, hãy tô màu sáng những điểm đáng ghi nhớ, hoặc cung cấp các con số dưới dạng biểu đồ hay dạng hình ảnh. Slide quá nhiều chữ không giúp khán giả tiếp thu nhanh hơn những nội dung mà bạn đang đề cập. Hãy cố gắng để mọi người chú ý tới những lời bạn nói thay vì chỉ tập trung vào slide trình chiếu.


Quá nhiều sự thật sẽ gây nhàm chán
Một trong những nỗi lo lớn nhất của diễn giả là người nghe không hiểu mình đang được những gì mình đang trình bày. Vì thế, một số diễn giả có thói quen giải thích cặn kẽ mọi thứ. Tuy nhiên, sau khi giải thích xong chưa chắc tất cả khán giả đã hiểu được. Surace chia sẻ: “ Nếu tôi trình bày 19 slide về công nghệ sản xuất thì chắc khán giả sẽ không đủ kiên nhẫn để nghe.
Đừng bỏ quên cảm xúc
Rất nhiều người muốn trình bày bài thuyết trình cẩn thận, chuyên nghiệp, nghiêm chỉnh và hạn chế mọi cảm xúc. Tuy nhiên, chính những cảm xúc tự nhiên này mới đem lại sự gần gũi giữa diễn giả với khán giả. Bạn hãy nhớ đến những lúc đi xem phim, xem kịch, chính cảm xúc của các diễn viên lôi sẽ cuốn bạn chú ý vào câu chuyện đang diễn ra trên màn ảnh. Nếu bạn không thể tỏ ra hài hước, cũng không thể khiến mọi người xúc động thì cứ hãy thoải mái và chân thành.
Mọi người đều muốn nghe điều gì đó liên quan và có ích cho bản thân mình, vì vậy hãy tập trung vào những điều đó, đó cách thuyết trình thu hút khán giả tốt nhất. Khán giả dành thời gian để lắng nghe bạn. Vì vậy, thay vì liệt kê và giải thích, hãy nói cho họ những sự thật và sự thật đó sẽ ảnh hưởng và thay đổi cuộc sống của chính họ như thế nào.
Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Cuộc Sống Đúng Nghĩa
Trụ sở TP.HCM: 47 / 2 Bùi Đình Túy, Phường 24, Quận Bình Thạnh - TP.HCM
Văn phòng Hà Nội: Toà nhà Ladeco, 266 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
Email: tuvan@kynang.edu.vn
Hotline: 0912000291 - 0966988360 (Thanh Trúc)
Xem thêm:


Cách Làm Slide Thuyết Trình Chuyên Nghiệp

Kỹ năng trình bày là một trong những điều không thể thiếu giúp bạn thăng tiến trong nghề nghiệp. Nó giúp mọi người hiểu rõ những ý tưởng, những phương pháp và cách tư duy của bạn trong công việc và cả trong cuộc sống.
Tuy nhiên, có rất nhiều người trong chúng ta vẫn thường xuyên tạo ra những slide trình bày bài thuyết trình quá phức tạp hoặc đơn giản đến nhàm chán. Điều này khiến mục tiêu truyền đạt ý tưởng đến người nghe chắc chắn thất bại hoàn toàn.


5 kỹ năng đơn giản và hiệu quả do Havard Business Review giới thiệu sau đây sẽ giúp bạn biết được cách làm slide thuyết trình hấp dẫn và dễ nhớ:
1. Sử dụng tính năng Slide Master để tạo một mẫu thiết kế đơn giản và có sự thống nhất. Bạn có thể thay đổi nội dung slide trình chiếu (nghĩa là cột văn bản, danh sách liệt kê, văn bản và hình ảnh), nhưng hãy thống nhất những yếu tố khác như màu chữ, kiểu chữ và hình nền.
2. Đơn giản hoá và giới hạn số lượng từ trong mỗi slide. Khi làm slide, hãy ghi nhớ tới công thức 6×6 (nghĩa là 6 chữ trong 1 hàng và 6 hàng trong 1 slide). Hãy sử dụng các cụm từ chính và chỉ đưa vào những thông tin quan trọng cho cụm từ đó.
3. Giới hạn dấu câu và tránh viết hoa toàn bộ chữ trên slide. Để khoản trống trên slide sẽ giúp khán giả bên dưới dễ đọc hơn.
4. Sử dụng sự tương phản màu sắc giữa chữ và font nền. Sử dụng Chữ tối màu và nên sáng màu là tốt nhất. Hình nền quá rắc rối sẽ khiến cho chữ khó đọc.
5. Tránh sử dụng những hiệu ứng sặc sở như kiểu chữ bay vào slide. Những hiệu ứng kiểu ngày tưởng chừng như sẽ gây ấn tượng mạnh nhưng thực chất chúng sẽ khiến người nghe bị sao nhãng.
6. Tránh lạm dụng những hiệu ứng đặc biệt như animation hay âm thanh sẽ khiến cho bài thuyết trình của bạn thiếu chuyên nghiệp hơn và có thể ảnh hưởng xấu đến uy tín của bạn.
7. Sử dụng hình ảnh có chất lượng cao để nhấn mạnh và bổ trợ cho thông điệp mà bạn muốn gửi tới người nghe. Hãy đảm bảo rằng các hình ảnh này vẫn giữ được sức ảnh hưởng và độ phân giải cao khi trình chiếu trên màn ảnh rộng.
8. Nếu cần phải sử dụng hiệu ứng, hãy để cho nội dung xuất hiện trên màn hình một cách thông nhất và đơn giản nhất, từ trên xuống hoặc từ bên trái là tốt nhất. Chỉ dùng hiệu ứng khi cần làm rõ những quan điểm bởi chúng sẽ làm chậm bài thuyết trình của bạn.
9. Nên giới hạn số lượng slide. Những thuyết trình gia mà chỉ chăm chăm “lật” sang nhũng slide tiếp theo chắc chắn sẽ mất đi khán giả. Tốt nhất là chiếu mỗi slide trong vòng 1 phút.
10. Học cách di chuyển linh động giữa các slide. PowerPoint cho phép người thuyết trình nhảy cóc đến hoặc quay lại mà không cần phải trình chiếu mỗi slide trong 1 phút.
11. Hãy biết làm thế nào để di chuyển tới và quay lại slide trong bài thuyết trình. Hãy đảm bảo rằng slide của bạn dễ đọc cho dù cho khán giả ngồi ở hàng cuối cùng. Chữ và biểu đồ cần phải đủ lớn nhưng đừng quá to nếu không sẽ làm cho khán giả “giật mình”.
12. Phải có kế hoạch B phòng trường hợp gặp khó khăn về mặt kỹ thuật. Nhưng hãy nhớ rằng tài liệu phát tay cho khán giả sẽ không thể hiện hết được hiệu ứng trình chiếu.
13. Tập luyện với người khác. Nếu người này chưa từng nhìn qua bài thuyết trình của bạn thì càng tốt. Hãy đề nghị họ nhận xét thẳng thắng về màu sắc, nội dung và bất kỳ hiệu ứng hay hình ảnh mà bạn đã đưa vào bài thuyết trình.
14. Đừng chỉ chăm chú nhìn nội dung slide mà đọc. Nội dung trong slide là dành cho khán giả, không phải dành cho người thuyết trình.
15. Đừng nói nhiều về bài slide của bạn. Vì rất nhiều người thuyết trình mà mặt chỉ chăm chăm hướng vào màn hình trình chiếu thay vì hướng vào khán giả bên dưới.
16. Đừng cảm thấy có lỗi vì bất kỳ điều gì trong slide của bạn. Nếu bạn nghĩ là nó khó đọc thì đừng sử dụng nó.
17. Nếu có thể, hãy chạy slide trình chiếu từ ổ đĩa cứng thay vì chiếu từ ổ đĩa mềm. Việc chạy từ ổ đĩa mềm có thể làm chậm bài thuyết trình của bạn.
Mong rằng thông qua bài viết hướng dẫn cách làm slide thuyết trình trên bạn sẽ thành công trong buổi thuyết trình. Làm 1 slide thuyết trình không hề khó, tuy nhiên làm được 1 slide để thuyết trình thành công lại không hề đơn giản. 1 slide chuyên nghiệp khi bạn thuyết trình sẽ thể hiện 1 phần “đẳng cấp”trình độ và sự chuyên nghiệp của bạn, sự chu đáo và cẩn thận với vấn đề bạn đang trình bày. Hy vọng các bạn đọc kỹ và hiểu được những bí quyết trên để có một bài thuyết trình ấn tượng, sâu lắng và thành công nhất.
Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Cuộc Sống Đúng Nghĩa
Trụ sở TP.HCM: 47 / 2 Bùi Đình Túy, Phường 24, Quận Bình Thạnh - TP.HCM
Văn phòng Hà Nội: Toà nhà Ladeco, 266 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
Email: tuvan@kynang.edu.vn
Hotline: 0912000291 - 0966988360 (Thanh Trúc)
Xem thêm:


Bí Quyết Thuyết Trình Đỉnh Cao Ít Người Biết

Cây bút Carmine Gallo của tạp chí Forbes đã dành nhiều năm của mình để nghiên cứu những kỹ năng thuyết trình độc đáo của Steve Jobs. Qua những bài nói chuyện và thuyết trình, cố doanh nhân này đã truyền cảm hứng đến cho hàng triệu các bạn trẻ trên thế giới, từ những người trẻ tuổi đầy khát vọng đến những doanh nhân và nhà lãnh đạo đầy quyền lực.
Carmine Gallo đã nêu ra 11 kỹ năng mà chúng ta có thể học hỏi từ bí quyết thuyết trình của các thiên tài kinh doanh và công nghệ này.


1. Viết tựa ngắn gọn và hiệu quả

Jobs dùng một kỹ thuật được gọi là “thân thiện với Twitter”, chỉ dòng tóm tắt về các sản phẩm bao hàm toàn bộ thông điệp chính mà ông muốn mang đến cho tất cả khán giả. Ngay sau khi trình làng chiếc điện thoại mới, ông đã rất tự hào khẳng định ngay “Hôm nay, Apple đã phát minh ra chiếc điện thoại một lần nữa”. Tiêu đề: “Apple reinvents the phone” (Tạm hiểu là: Apple tái sáng chế điện thoại) là câu duy nhất trên slide bài thuyết trình của ông. Ông đã lặp đi lặp lại tiêu đề này rất nhiều lần trong quá trình thuyết trình của mình.
2. Thể hiện lòng đam mê
Steve Jobs có niềm đam mê thiết kế, ông thực sự yêu những sản phẩm công nghệ mới, và ông thể hiện niềm đam mê đó qua những chiếc áo đen đặc trưng. “Một phong cách cực bụi bặm nhưng lịch lãm”. Ông vừa nói vừa cười hết cỡ khi đưa sản phẩm iPhone ra trình làng lần đầu tiên. Jobs thường dùng những từ như “thật tuyệt vời” hay “thật đáng kinh ngạc”, “lịch lãm”, bởi vì ông tin có niềm tin vào điều đó. Khán giả sẽ cho phép bạn thể hiện niềm đam mê của mình. Nếu như bạn không thấy hứng thú với ý tưởng của mình, thì cũng sẽ chẳng ai có thể cảm nhận được điều đó.
  1. Luôn dùng nguyên tắc số 3
Jobs hiểu rằng, 3 là một trong những con số quyền lực nhất trong giao tiếp. Danh sách của 3 điều gì đó thường sẽ kích thích sự tò mò hơn là 2, và dễ nhớ hơn rất nhiều so với con số 2. Jobs đã chia bài thuyết trình của mình làm 3 phần. Ông nói về chức năng của iPod của iPhone mới, về bản thân thiết bị và về khả năng kết nối với Internet.
Jobs còn nghĩ cách pha trò với con số 3. Ông bước lên bục và nói: “Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu 3 sản phẩm đột phá. Đầu tiên, là một chiếc iPod với màn hình cảm ứng rộng. Thứ hai là một chiếc điện thoại di động được cải tiến. Và thứ ba là một thiết bị đột phá trong việc kết nối thông tin Internet”.
Sau cùng ông chốt lại 1 câu nói: “Đây không phải là 3 thiết bị riêng biệt, chúng chỉ là 1 và chúng tôi gọi nó là iPhone”.
4. Rao bán lợi ích
Sau khi khai thác “kẻ phản diện”, Jobs giới thiệu về vị anh hùng: “Những lợi ích như giao diện cảm ứng đa chiều chẳng hạn, nó như một loại phép thuật mà bạn không cần đến chiếc đũa thần để sử dụng. Nó chính xác hơn bất kỳ một màn hình cảm ứng đã có trước đây. Những cú chạm vô ý sẽ được bỏ qua. Công nghệ này cực kỳ thông minh. Bạn có thể chạm nhiều ngón tay vào màn hình cùng lúc. Và chúng tôi đang sở hữu nó”.
“Những người biết họ đang nói gì sẽ không cần đến PowerPoint” – Steve Jobs
5. Giới thiệu “kẻ phản diện”
Tất cả mọi câu chuyện tuyệt vời đều sẽ có một vị anh hùng và một kẻ phản diện. Và bài thuyết trình của Steve Jobs cũng không ngoại lệ. Vì sao thế giới lại cần một chiếc điện thoại đặc biệt, do Apple sản xuất? Jobs đã giới thiệu “kẻ phản diện” – sự rắc rối khi dùng điện thoại di động và nhu cầu giải quyết được những rắc rối đó.
“Những chiếc điện thoại thông thường không có những tính năng nổi trội và khó sử dụng. Smartphone vượt trội hơn hẳn, nhưng khó sử dụng. Chúng tôi luôn muốn tạo ra một sản phẩm khác biệt hơn mọi chiếc điện thoại hiện có, và cực kỳ dễ dang sử dụng. Đó là iPhone”, Jobs nói.
6. Kể những câu chuyện
Trước khi giới thiệu về chiếc điện thoại mới, Jobs đã dành thời gian để tóm lược lại lịch sử của Apple: “Năm 1984, Apple đã giới thiệu chiếc máy tính Macintosh đầu tiên. Nó không chỉ thay đổi hoàn toàn Apple mà thay đổi toàn bộ nền công nghiệp máy tính của nhân loại. Năm 2001, chúng tôi giới thiệu đến chiếc iPod đầu tiên. Nó không chỉ làm thay đổi cách chúng ta nghe nhạc mà còn làm thay đổi toàn bộ nền công nghiệp âm nhạc giải trí”.
Bạn có thể kể chuyện thương hiệu, chuyện khách hàng hay chuyện cá nhân.
Có một khoảnh khắc buồn cười khi trợ lý của Jobs ngừng kết nối máy chiếu để điều chỉnh slide. Sau vài giây cố gắng để sửa chữa nhưng chưa được, Jobs đã dừng lại và kể một chuyện vui về cách Steve Wozniak và ông đã chơi khăm những sinh viên khác trong ký túc xá của trường. Woz đã phát minh ra một thiết bị có thể chặn được tín hiệu TV và họ dùng nó để chọc ghẹo những sinh viên đang xem chương trình Star Trek. Sau một lúc, lỗi kỹ thuật đã được sửa xong và Jobs lại tiếp tục bài thuyết trình.


7. Chuyên tâm chuẩn bị và luyện tập

Có hẳn một huyền thoại về sự chuẩn bị kỹ càng trước ngày thuyết trình của Steve Jobs. Ông luyện tập trên sân khấu hàng giờ trong vài tuần trước mỗi buổi ra mắt một sản phẩm mới. Ông nhớ từng chi tiết của mỗi slide thuyết trình, và kết quả là bài thuyết trình được trình bày rất hoàn hảo. Mọi người thường tự nhủ rằng “Tôi không thuyết trình lưu loát được như Jobs”. Thật ra thì chính Jobs cũng không sinh ra được như vậy, việc luyện tập hàng giờ mới giúp ông trở thành tâm điểm một cách thoải mái và tự nhiên.
8. Tạo slide đơn giản và có nhiều ảnh
Mỗi slide thuyết trình của mình Steve Jobs chỉ có trung bình 40 chữ. Trong 3 phút đầu tiên về bài thuyết trình cho iPhone, Steve Jobs dùng tổng cộng 19 chữ (21 chữ nếu tính cả ngày tháng). Những từ đó cũng được trải ra xuyên suốt trong 12 slide thuyết trình.
9. Luôn vui vẻ
Lần đầu tiên khi Jobs giới thiệu với khán giả rằng Apple sẽ trình làng một chiếc điện thoại di động công nghệ mới. Ông nói “chính nó đây!” nhưng thay vì đưa ra hình ảnh chiếc iPhone hay slide trình chiếu thể hiện hình ảnh chiếc iPod với điện thoại đời cũ. Khán giả hưởng ứng nhiệt liệt và Jobs cảm thấy rất hài lòng.
Có rất nhiều khoảnh khắc vui nhộn trong bài thuyết trình, như khi Job đưa ra ảnh tấm bản đồ và giới thiệu chức năng dò tìm địa điểm của iPhone. Ông tìm thấy một Starbucks gần đó và đã thực hiện cuộc. Một giọng nữ đầu dây: “Chào buổi sáng, tôi có thể giúp gì cho ông?”. Jobs đã nói: “Cho tôi đặt 4.000 ly lattes! À không, tôi chỉ đang đùa thôi. Tạm biệt nhé”.
Khán giả bên dưới đã vô cùng thích thú với trò đùa này. Thái độ niềm nở vui vẻ là bí quyết thuyết trình đỉnh cao của các bất cứ nhà diễn thuyết nào?
10. Không nhìn các ghi chú
Bài giới thiệu iPhone kéo dài hơn 80 phút. Nhưng Jobs không nhìn vào bản note một lần nào. Ông đã hiểu và thuộc nội dung thuyết trình đến mức không cần nhìn vào tờ ghi chú. Tuy vậy, trong các buổi tập luyện, ông có dùng những danh sách ý chính để ở những nơi khuất tầm mắt khán giả. Đó là những ghi chú duy nhất được ông sử dụng.
11. Truyền cảm hứng cho khán giả
Jobs thích kết thúc bài nói bằng những điều mang đến cảm hứng. Vào cuối bài thuyết trình iPhone hôm ấy, ông nói: “Tối qua tôi dường như không thể chợp mắt. Tôi quá phấn khích về câu chuyện hôm nay. Một câu nói của vận động viên khúc côn cầu Wayne Gretzky mà tôi rất thích. “Tôi sẽ trượt đến nơi quả bóng lăn đến – chứ không phải chỗ mà nó từng nằm”. Chúng tôi đã nỗ lực thực hiện những điều đó tại trụ sở Apple từ những ngày đầu, và chúng tôi sẽ luôn luôn như thế”.
Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Cuộc Sống Đúng Nghĩa
Trụ sở TP.HCM: 47 / 2 Bùi Đình Túy, Phường 24, Quận Bình Thạnh - TP.HCM
Văn phòng Hà Nội: Toà nhà Ladeco, 266 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
Email: tuvan@kynang.edu.vn
Hotline: 0912000291 - 0966988360 (Thanh Trúc)
Xem thêm




Cách Tạo Ấn Tượng Thuyết Trình Ngay Khi Bắt Đầu

Để thu hút và tạo ấn tượng trong thuyết trình trước đám đông hay với khách hàng, bạn chỉ 4 phút cho phần mở đầu hoàn hảo. “Đầu xuôi thì đuôi lọt”, mở đầu tốt coi như bạn đã thành công một nửa.
Gây ấn tượng từ màn mở đầu của bài thuyết trình
Vậy làm thế nào để chỉ trong 4 phút ngắn ngủi, bạn có thể thu hút được khách hàng tham gia vào bài thuyết trình của mình? Sau đây là 6 bí quyết sẽ giúp bạn thực hiện được phần nào những mong muốn đó.


  1. Mở bài bằng một tình huống gây sốc
Tôi đã từng tham dự các buổi thuyết trình giới thiệu sản phẩm của một công ty kinh doanh. Thay vì đi vào chủ đề một cách thông thường, người chủ trì hôm đó đã tặng cho 3 người tham gia mỗi người một phong bì chứa 100 ngàn. Tất cả mọi người đều bất ngờ và hoàn toàn không hiểu điều gì đang xảy ra. Người chủ trì buổi giới thiệu chậm dãi đặt vấn đề: Các bạn có mong muốn kiếm tiền dễ như 3 vị khách vừa rồi không? Ngày hôm nay tôi sẽ mang đến cho bạn cơ hội kiếm tiền nhanh hơn và nhiều hơn thế nữa cho bạn.
Việc mở đầu bài thuyết trình bằng một tình huống gây sốc là cách thức tạo ấn tượng trong thuyết trình. Những tình huống gây sốc đó sẽ khiến khách hàng bất ngờ và bị thu hút vào bài thuyết trình của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên gây ra những tình huống quá sốc điều đó gây phản cảm cho người nghe.
  1. Đưa ra các con số thống kê

“Trăm nghe không bằng một thấy”, “Nói có sách, mách có chứng” là những câu “kinh điển” được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời nay. Để thuyết phục người nghe không còn cách nào tốt hơn là đưa ra những con số thống kê cụ thể cho họ.
Ví dụ, để thuyết phục khách hàng lựa chọn hình thức học đào tạo nhân sự trực tuyến, bạn hãy mở đầu bài thuyết trình của mình bằng các con số nghiên cứu cụ thể: giảm đến 70% chi phí đào tạo cho doanh nghiệp, tiết kiệm hơn 60% thời gian học tập, tăng năng xuất làm việc cho nhân viên lên 25%.
  1. Kể một câu chuyện hay tình huống hài hước
Có một biểu hiện tâm lý bạn cần biết – cho dù là người lớn nhưng ai cũng thích nghe kể chuyện hay được xem một tình huống hài hước nào đó. Hãy để người nghe được thỏa mãn mong muốn của họ. Nếu đó là một buổi thuyết trình về kinh doanh hãy kể câu chuyện về một khách hàng đã sử dụng các sản phẩm của bạn và họ cảm nhận tốt như thế nào.
Để thu hút được người nghe, nhiều người thuyết trình chuyên nghiệp còn sử dụng các biện pháp diễn hài, kể các câu chuyện cười thậm chí lấy mình ra làm ví dụ cho tình huống hài hước. Tuy nhiên, nếu bạn không có năng khiếu gây cười thì hãy tránh xa cách thức này.
  1. “Chiếm” lấy trái tim người nghe
Larry King, một chuyên gia thuyết trình nổi tiếng đài CNN, thường sử dụng phương pháp này. Trong nhiều buổi thuyết trình, thay vì bắt đầu bằng tác phong trang trọng và ông lại bắt đầu bằng cách nói lên cảm nhận của mình khi đến với chương trình này. Lời chia sẻ chân tình từ ông đã kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc buổi thuyết trình là những tràng pháo tay nồng nhiệt.
Những cảm xúc, tâm sự chia sẽ chân thành về một sự kiện là một đòn bẩy tâm lý giúp bạn chiếm trọn trái tim người nghe. Nhưng bạn phải nhớ, đó phải là cảm xúc thật, đừng đóng kịch để đánh lừa người nghe vì như vậy đôi khi sẽ phản tác dụng.


  1. Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong chuyên nghiệp nhất
Một giọng nói ấm áp, truyền cảm, giàu sinh khí và một tác phong chuyên nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp. Bạn đã bao giờ quan sát các chuyên gia diễn thuyết, Obama hay Steven Job thuyết trình chưa? Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong phong cách mở đâu bài nói của họ. Tất nhiên, giọng nói là do thiên phú nhưng bạn hoàn toàn vẫn có thể rèn luyện bên cạnh việc hàng ngày hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp của mình.
  1. Những câu hỏi bất ngờ
Hay luôn nhớ rằng khách hàng luôn mang trong mình tâm lý của một đứa trẻ bởi tính tò mò. Việc bạn mở đầu bài thuyết trình bằng một câu hỏi sẽ có tác dụng kích thích tư duy và trí tưởng tượng của họ. Thực tế các nhà thuyết trình chuyên nghiệp rất hay sử dụng phương pháp này trong bài thuyết trình của họ.
Những câu hỏi đưa ra không nhất thiết phải là câu hỏi khó mang tính đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và tập trung vào chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt người nghe. Ví dụ: Hôm nay quý vị thấy thời tiết như thế nào?, Theo quý vị trên thị trường có các sản phẩm nào tích hợp tính năng 3 trong 1 ?
Thông thường, khi bắt đầu bất cứ một buổi thuyết trình nào, dù đơn giản hay trang trọng, khách hàng vẫn chưa thực sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bài thuyết trình của bạn. Một mở đầu ấn tượng, sẽ giúp khách hàng gạt bỏ mọi yếu tố gây nhiễu từ bên ngoài và bị cuốn theo bài nói của mình. Hãy tạo ấn tượng trong thuyết trình ngay từ lúc mới bắt đầu. Khởi đầu thành công là bạn đã chiến thắng được một nửa trong bài thuyết trình kinh doanh.
Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Cuộc Sống Đúng Nghĩa
Trụ sở TP.HCM: 47 / 2 Bùi Đình Túy, Phường 24, Quận Bình Thạnh - TP.HCM
Văn phòng Hà Nội: Toà nhà Ladeco, 266 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
Email: tuvan@kynang.edu.vn
Hotline: 0912000291 - 0966988360 (Thanh Trúc)
Xem thêm:


Các Mở Đầu Thuyết Trình Thu Hút Và Ấn Tượng Nhất

Trong thuyết trình, mở đầu thành công có nghĩa là bạn đã thắng lợi một nửa chặn đường. Đó là kinh nghiệm của những người thuyết trình chuyên nghiệp chia sẽ.
Vậy làm thế nào để có được một mở đầu bài thuyết trình đi vào tâm trí người nghe? Sau đây là 5 cách mở đầu thuyết trình ấn tượng cho một bài thuyết trình.


1. Mở màn bởi một câu chuyện hay một tình huống hài hước

Có một biểu hiện tâm lý mà bạn cần phải biết, dù là người lớn nhưng ai cũng đều thích nghe kể chuyện hay xem một tình huống hài hước. Hãy để người nghe được thỏa mãn mong muốn của họ.
Để thu hút được người nghe, nhiều người thuyết trình chuyên nghiệp còn sử dụng các biện pháp diễn hài, kể các câu chuyện cười hay thậm chí lấy mình ra làm tình huống hài hước.
Tuy nhiên, nếu bạn không có năng khiếu gây cười cho người khác, hãy tránh xa cách thức này.
2. Những câu hỏi bất ngờ
Người nghe sẽ luôn mang trong mình tâm lý của một “đứa trẻ” bởi tính tò mò của bài thuyết trình. Việc bạn mở đầu bài thuyết trình bằng một câu hỏi sẽ có tác dụng kích thích tư duy cũng như trí tưởng tượng của họ. Thực tế các nhà thuyết trình chuyên nghiệp rất hay sử dụng phương pháp này trong các bài thuyết trình của họ.
Những câu hỏi đặt ra không nhất thiết phải là những câu hỏi khó, đánh đố mà nên đơn giản, có độ hài hước và hướng vào chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt.
3. Chiếm lấy trái tim người nghe
Trong nhiều trường hợp cụ thể, thay vì tạo một tác phong trang trọng, bạn hãy bắt đầu bằng cách nói lên cảm nhận của mình khi đến với chương trình này. Những sự chia sẻ chân tình của bạn chắc chắn sẽ kéo người nghe lại gần, sự đồng cảm và kết thúc là những tràng pháo tay nồng nhiệt từ phía khán giả.
Những cảm xúc chân thành của bạn hay những tâm sự của bạn về một sự kiện sẽ là đòn bẩy tâm lý giúp bạn chiếm trọn trái tim người nghe. Nhưng hãy nhớ, đó phải là những cảm xúc thật, đừng  đóng kịch để đánh lừa người nghe như vậy đôi khi sẽ phản tác dụng.
4. Những con số thống kê
“Trăm nghe không bằng một thấy” hay “Nói có sách, mách có chứng” là những câu “bất hữu” được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời nay. Để thuyết phục được người nghe không cách nào hơn là bạn hãy cho họ những con số thống kê cụ thể.
Ví dụ khi thuyết trình về dân số và địa lý Việt Nam, hãy mở đầu bằng những con số biết nói cụ thể như: Dân số Việt Nam đã chạm mốc 90 triệu người ra sao? Tỉ lệ tăng dân số trung bình trong 10 năm qua bao nhiêu?


  1. Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong chuyên nghiệp
Một giọng nói truyền cảm, ấm áp và giàu sinh khí cùng với một tác phong chuyên nghiệp sẽ là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp.
Bạn đã bao giờ quan sát Tông Thống Obama hay Steven Job thuyết trình chưa? Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong cách mở đầu bài thuyết trình của họ. Tất nhiên, không thể phủ nhận giọng nói là do thiên phú nhưng bạn vẫn có thể rèn luyện hàng ngày hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp của mình.
  1. Tạm kết
Thông thường khi bắt đầu vào bất cứ buổi thuyết trình nào dù đơn giản hay trang trọng, khi người nghe vẫn chưa thực sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bài nói của bạn. Một mở đầu ấn tượng của bạn sẽ giúp người nghe gạt bỏ mọi yếu tố gây nhiễu từ bên ngoài và cuốn vào bài thuyết trình của bạn.
Trên đây là cách mở đầu thuyết trình ấn tượng và thu hút nhất. Có được một khởi đầu thành công là bạn đã chiến thắng một nửa trong bài thuyết trình của mình.
Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Cuộc Sống Đúng Nghĩa
Trụ sở TP.HCM: 47 / 2 Bùi Đình Túy, Phường 24, Quận Bình Thạnh - TP.HCM
Văn phòng Hà Nội: Toà nhà Ladeco, 266 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
Email: tuvan@kynang.edu.vn
Hotline: 0912000291 - 0966988360 (Thanh Trúc)
Xem thêm:



Nói Chuyện Trước Đám Đông Tự Tin Lưu Loát Hơn

Bạn có năng lực nhưng bạn không đủ tự tin? Nhất là khi đứng trước đám đông bạn đã tự nhủ không được run mà tim vẫn đập thình thịch và lời nói như bị ai “cướp” mất, bạn phải làm thế nào?
 Phần lớn mọi người xem việc phải nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ hãi kinh khủng nhất. Nỗi sợ đó còn hơn cả sợ rắn, sợ đi máy bay, hoặc ngay cả sợ cái chết. Nhưng chúng ta không thể trốn tránh nó mãi. Nhiều người trong chúng ta có thể được mời ra trình bày một báo cáo, phát biểu trong buổi họp phụ huynh học sinh, nói lời chúc mừng trong lễ cưới. Khi phải trình bày trước đám đông về một đề tài hay chủ đề nào đó, mặc dù bạn thực sự có kiến thức chuyên môn rất sâu rộng về vấn đề này, những đến khi đối mặt với đám đông bạn lại không đủ tự tin và  những gì bạn có được lại không được bạn thể hiện ra hết. hãy luyện tập để phá bỏ sự rụt rè nhút nhát và tự tin nói chuyện trước đám đông trong mọi tình huống với các kinh nghiệm mà chia sẻ dưới đây


Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông là bạn phải biết mình nói gì. Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thông thường các “diễn giả” không hề có một ý niệm rõ ràng về những gì họ truyền đạt đến người nghe. Bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy liệt kê nó thành 3 hay 4 điểm chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này thôi. Bạn không phải là một cuốn từ điển sống, việc đưa ra quá nhiều thông tin hay không đủ thông tin cũng đều dở như nhau.
– Hãy là chính mình! Nhiều người cảm thấy cần phải rập khuôn theo phong cách của ai đó khi nói trước đám đông, đó là vì họ cảm thấy họ không đủ tự tin để lôi cuốn sự chú ý của khán giả. Một số cảm thấy bị “khớp” và nghiêm túc quá mức và quên rằng tính hài hước cũng là một công cụ quan trọng của diễn giả. Đừng nên chỉ tập trung vào vấn đề chính, đôi khi những giai thoại cá nhân hay những mẩu chuyện nhỏ cũng là một cách rất tốt để hòa nhập với khán giả.
– Thực hành, nhưng không cần quá nhiều: Liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2 lần. Sẽ rất hay nếu như bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian nói mà không sợ bị lố. Có thể sẽ có những phút ngẫu hứng tình cờ xảy ra làm bạn bất ngờ và làm khán giả thích thú. Bạn sẽ không còn muốn xuất hiện trước đám đông nếu bạn đã nói về một đề tài cả ngàn lần rồi, bạn sẽ cảm thấy chán và chẳng thèm để ý tới khán giả nữa. Bạn cũng nên lập kế hoạch sẽ mặc những gì. Chú ý rằng đó phải là bộ đồ mà bạn cảm thấy thoải mái khi mặc vào. Và điều quan trọng nhất, đó phải là bộ đồ mà bạn biết sẽ làm mình nổi bật. Quyết định trước việc mình sẽ mặc gì trong ngày diễn thuyết sẽ làm bạn bớt lo lắng hơn.
– Bạn sẽ vượt qua thôi mà! Tôi chưa bao giờ từng nghe thấy có ai chết trên bục diễn thuyết cả. Bạn cũng không bị thở dốc, hụt hơi, quên mất tên mình hay bị nổi nóng. Đấy là những chuyện gây ám ảnh cho bất cứ ai phải đứng trước đám đông. Người ta gọi đó là cơn ác mộng của diễn viên. Việc đó hoàn toàn bình thường. Sử dụng một số kỹ thuật thư giãn trước khi bắt đầu. Bạn có thể tìm một nơi để nhảy lên nhảy xuống hoặc dậm chân thật manh, điều này sẽ giúp bạncảm thấy vững vàng và giảm bớt căng thẳng. Lắc bàn tay và co duỗi nắm tay. Điều này sẽ làm tay bạn bớt run. Nếu run tay thực sự là một vấn đề thì hãy nắm lấy một tấm danh thiếp hay nắm vào bục diễn thuyết khi nói chyện. Lè lưỡi ra, trợn mắt và há miệng to hết cỡ, sau đó nhăn tít mặt lại. Việc này sẽ làn thư giãn các cơ mặt của bạn. Hít thật sâu và thở mạnh ra tiếng để làm ấm giọng của bạn. Tưởng tượng như bạn đang ở trên một đám mây, không gì có thể làm hại đến bạn khi bạn đang ở trong đó. Hãy cố gắng giữ hình ảnh ấy trong đầu khi bạn đang đứng trên diễn đàn. Sẽ trở nên dễ dàng hơn! Nói chuyện trước công chúng càng nhiều, việc đó càng trở nên dễ dàng hơn. Có khi bạn còn cảm thấy thích nữa ấy chứ!
– Khán giả là bạn bè! Khán giả luôn ở đó, bởi vì họ quan tâm tới những gì bạn sẽ nói và muốn nghe bạn nói về vấn đề đó. Họ muốn bạn phải làm tốt. Đừng nghĩ khán giả như là một khối người thù địch, hãy xem họ chỉ là một nhóm cá nhân riêng lẻ. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc. Khi nói chuyện với khán giả, tiếp thu những ý kiến phản hồi của họ để hoàn thành bài nói chuyện của mình.
Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Cuộc Sống Đúng Nghĩa

Trụ sở TP.HCM: 47 / 2 Bùi Đình Túy, Phường 24, Quận Bình Thạnh - TP.HCM
Văn phòng Hà Nội: Toà nhà Ladeco, 266 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
Email: tuvan@kynang.edu.vn
Hotline: 0912000291 - 0966988360 (Thanh Trúc)

Xem thêm: 


Kinh Nghiệm Thuyết Trình Đỉnh Cao Ít Người Biết

Những kinh nghiệm thuyết trình cần ghi nhớ để có buổi thuyết trình thành công:

1.  Lạm dụng slide
Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn đánh giá cao khả năng tiếp thu của khán giả. Họ không đọc từng chữ trên slide và hiểu slide chỉ là công cụ hỗ trợ cho lời nói chứ không thể thay lời nói. Đừng viết quá nhiều từ trên slide mà chỉ tối đa 6 hàng với mỗi hàng 4 từ là đủ. Nếu cần tô thêm màu để nhấn mạnh, phần còn lại để cho khán giả. Hãy nên nhớ slide chỉ là công cụ hỗ trợ cho bạn trong phần thuyết trình, chứ không phải là tất cả. Điều quan trọng là bạn trình bày như thế nào, đã thực sự thu hút chưa và nội dung có hấp dẫn người nghe hay không.
2.  Lẫn tránh ánh mắt của khán giả
Ánh mắt là một trong những cách chủ yếu để thu hút sự chú ý của khán giả. Để thu hút sự tập trung của mọi người, bạn phải làm cho họ cảm thấy rằng bạn đang nói với họ chứ không phải nói với cái trần nhà hay cái phòng mà họ đang ngồi đó. Nhìn trực tiếp là một trong những cách quan trọng để thu hút sự tập trung. Đừng nhìn ra ngoài, hãy nhìn tất cả các khán giả từ từ bởi vì liếc mắt nhanh làm bạn trông có vẻ mang tâm trạng không tự tin. Khi bạn chú ý đến một khán giả hãy giữ ánh mắt của bạn trong vài giây nhưng không được quá lâu vì điều này khiến khán giả mất tự nhiên và cảm thấy không được thoải mái cho lắm.
3.  Tác phong, tư thế không đàng hoàng
Đây là điều bắt buộc phải tránh. Dù là đứng hay ngồi thì bạn cũng phải chắc chắn rằng, chân bạn đứng vững trên sàn. Tránh tối đa dồn hết cả trọng lượng lên một bên chân hoặc đứng vắt chéo chân. Hình ảnh này sẽ tạo ấn tượng về một con người bấp bênh và mọi người sẽ cho rằng, bạn không được tự tin lắm trong lần phát biểu này. Nếu bạn phát biểu trước bục, không nên dựa người vào đó, cũng đừng giữ khư khư bản bảo cáo. Hãy nhớ rằng dưới ghế khán giả có rất nhiều cặp mắt đang dõi theo bạn, hãy tạo cho mình một tác phong thật đĩnh đạc và nghiêm túc. Hãy đứng thẳng và ngẩn cao đầu, mắt luôn hướng về khán giả để khẳng đính sự tự tin và bản lĩnh của bạn.
4.  Không tập dượt trước những gì sẽ phát biểu
Đây sẽ là điều hết sức nguy hiểm, đặc biệt khi bài phát biểu của bạn mang tính chất quan trọng. Hãy tập bài thuyết trình ở nhà hoặc bất cứ nơi đâu bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái, trước gương, gia đình mình, bạn bè hay đồng nghiệp. Sử dụng một máy ghi âm và lắng nghe chính mình. Ngoài ra có thể quay phim phần trình bày và phân tích kỹ lưỡng để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể tránh được những sai sót không mong muốn khi chính thức thực hiện phần thuyết trình của mình.
5.  Nói dông dài
Những nhà diễn thuyết xuất chúng hiểu sức mạnh của 1 bài phát biểu ngắn gọn, rõ ràng và cô đọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khán giả mất dần sự tập trung khi bài nói dài quá 18 phút. Tiếc thay, nhiều doanh nhân cứ tưởng rằng, nói càng dài khán giả càng tiếp thu tốt. Lời khuyên là bạn không nên bỏ ra 5 phút để nói những điều có thể nói gọn trong 30s. Ngay cả nói chuyện điện thoại, chat và email cũng nên ngắn gọn.
6.  Ăn mặc luộm thuộm
Cái nhìn đầu tiên của mọi người nhìn vào bạn chính là bạn ăn mặc quần áo như thế nào. Một người ăn mặc lịch sự luôn thể hiện được đẳng cấp của mình trước đám đông. Còn ăn mặc luộm thuộm sẽ nói lên đẳng cấp và địa vị thấp kém của mình. Nếu bạn không biết cách ăn mặc đúng mực, bạn nên nhờ người khác giúp đỡ. Nếu không, bạn sẽ trở thành trò hề trong mắt người khác.
7.  Phát biểu như đọc từ văn bản viết sẵn
Viết bài phát biểu ra chưa đủ, bạn phải nói được như đang đứng trước mọi người. Nếu quên những điểm mấu chốt, hãy ghi chú vào tờ giấy nhỏ và xem lại khi cần thiết. Tuy nhiên diễn thuyết không phải đơn giản là cầm tờ giấy được vạch sẵn và đọc to, rõ ràng từng chữ một. Nếu bạn chỉ cầm giấy và đọc thì không khác gì đang học môn “Tập đọc” ở trường và dám chắc mọi người ở dưới không ai muốn trở thành “giáo viên dự giờ bất đắc dĩ”
8.  Đứng yên như pho tượng
Những nhà diễn thuyết xuất chúng không đứng yên như lính chào cờ vì làm như vậy bài phát biểu của họ sẽ trở nên nhạt nhẽo. Thay vào đó họ di chuyển qua lại, sử dụng cử chỉ đôi tay một cách chừng mực nhưng không quá lạm dụng. Họ rất linh hoạt trên sân khấu và sử dụng tất cả ngôn ngữ cơ thể có thể để làm cho bài thuyết trình của họ thêm sinh động.
9.  Không tạo được không khí phấn khích
Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn biết cách huy động sự chú ý của khán giả từ lúc mới bước vào cửa và khán giả thường nhớ những gì họ phát biểu từ đầu đến cuối. Hãy giao lưu với khán giả mỗi khi có triệu chứng buồn ngủ xuất hiện. Hãy cho khán giả tham gia vào bài phát biểu của mình để tạo không khí gần gũi, cởi mở hơn. Như vậy, khán giả sẽ thấy thoải mái và tiếp thu tốt hơn những gì bạn nói
10.  Kết thúc bài phát biểu 1 cách nhạt nhẽo
Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn dành cho phần kết bài phát biểu một ý mới thú vị chưa đề cập trong bài. Nghiên cứu cho thấy, không phải phần giữa bài phát biểu thường dùng để chuyển tải những ý quan trọng mới lưu lại cho người nghe mà chính phần kết thúc mới được họ lưu giữ nhiều nhất. Tính bất ngờ của phần kết thúc chính là bản lĩnh của diễn giả.
Thuyết trình tự tin trước đám đông là một việc khó khăn nhưng không có nghĩa là bạn không có thể làm được. Hi vọng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn tránh các “tử huyệt” để không tự chôn vùi hình ảnh của mình khi thuyết trình trước đám đông. Chúc các bạn thành công !
Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Cuộc Sống Đúng Nghĩa
Trụ sở TP.HCM: 47 / 2 Bùi Đình Túy, Phường 24, Quận Bình Thạnh - TP.HCM
Văn phòng Hà Nội: Toà nhà Ladeco, 266 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
Email: tuvan@kynang.edu.vn
Hotline: 0912000291 - 0966988360 (Thanh Trúc)
Xem thêm: